Facebook khai trương vào ngày 4 tháng 2 năm 2004 bởi Mark Zuckerberg cùng sự trợ giúp của Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes.
Mark Zuckerberg trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới sau khi sáng lập mạng xã hội Facebook ở tuổi 19 (Ảnh: David Paul Morris/Bloomberg/Getty).
Mạng xã hội này hàng tháng có đến 2 tỷ người sử dụng và đến năm 2006 mang về lợi nhuận 27.64 tỷ đô la cho công ty sở hữu. Facebook được ra đời tại ký túc xá của Trường Đại học Harvard bởi chàng nam sinh viên năm thứ nhất, Mark Zuckerberg, khi ấy mới 19 tuổi. Zuckerberg trong khi đang theo học ngành tâm lý học và khoa học về máy tính tại đây thì nảy ra ý tưởng xây dựng và cho ra đời mạng xã hội này. Anh quyết tâm phát triển ý tưởng và cho ra mắt công chúng. Mark chuyển đến thành phố Palo Alto, bỏ dở việc học tại Harvard để tiếp tục dồn sức cho Facebook và mang lại thành công.
Bức ảnh Zuckerberg chụp năm 2004. Anh chưa bao giờ giành được tấm bằng của đại học Harvard nhưng Trường Đại học Ivy League đã trao cho anh một tấm bằng danh dự vào năm 2017.
Giờ thì Mark Zuckerberg đã trở thành ông bố hai con, một cư dân của Thành phố White Plains.
Ai là những đồng sáng lập khác của Facebook?
Eduardo Saverin
Mặc dù Peter Thiel, cựu Chủ tịch HĐQT (CEO) của công ty PayPal được cho là nhà đầu tư đầu tiên vào Facebook, nhưng không phải vậy. Eduardo Saverin, một cựu sinh viên Harvard mới chính là nhà đầu tư đầu tiên dành cho Facebook.
Chủ tịch Hội Đầu Tư của ĐH Harvard là một trong những nhà sáng lập đầu tiên của mạng xã hội Facebook. (Ảnh: Nicky Loh/Bloomberg/Getty).
Khi Mark đang phát triển mạng này, anh nhận ra mình cần một chút vốn đầu tư để duy trì nó. Lúc này, Eduardo Saverin trong lớp thuộc loại học trò ăn vận rất bảnh bao vì anh luôn muốn mọi người nghĩ mình giàu có.
Eduardo Saverin là chủ tịch của hội đầu tư và là người gốc Brazil. Sau khi Facebook chứng minh được lời hứa của mình và Zuckerberg buộc phải chuyển đến California, Saverin khi đó đang được trả lương rất cao với cương vị một giáo sinh tại công ty chứng khoán Lehman Brothers ở New York, đã quyết định tài trợ một vài nhân lực cho Facebook.
Sau đó, Eduardo còn đồng ý đầu tư 15.000 đô la và anh được hưởng 30% cổ phần của công ty. Giờ ở độ tuổi 35, Saverin đã sở hữu 53 triệu cổ phần của Facebook và một mạng riêng có giá trị 8.7 tỷ đô la.
Andrew McCollum
Andrew là một trong những người bạn tri kỷ của Mark khi anh nảy ra ý tưởng xây dựng Facebook.
Anh là bạn cùng lớp học lập trình của Mark, người làm việc cho Facebook ngay từ ngày đầu cùng với Mark ở thành phố Palo Alto, bang California, anh cũng bảo lưu việc học tại Harvard để dành thời gian phát triển Facebook. Tuy nhiên, năm 2005, Andrew rời công ty Facebook để quay lại học tập. Andrew ngẫu nhiên trở thành nhà thiết kế đầu tiên của Facebook mặc dù chuyên ngành của anh là khoa học về máy tính.
Andrew vẫn là người ít được biết đến trong số các nhà sáng lập ra Facebook, anh tránh xa báo chí và không được nhắc đến trong bộ phim Mạng Xã Hội năm 2010 nói về các nhà sáng lập ra Facebook.
Dustin Moskovitz
Dustin là một trong những cậu bạn cùng phòng của Mark, đã giúp Mark xây dựng mạng xã hội này ‘phủ sóng’ khắp các trường đại học khác.
Dustin Moskovitz là một người bạn cùng phòng của Zuckerberg và là một trong những nhà sáng lập Facebook đầu tiên. (Ảnh: Kimberly White/Getty Images).
Dustin cũng tham gia phát triển Facebook cùng Zuckerberg ở Palo Alto và bảo lưu mất một năm học. Moskovitz là Giám Đốc Kỹ Thuật đầu tiên của công ty. Anh rời Facebook năm 2008 để thành lập một công ty mới có tên Asana. Anh vẫn sử hữu cổ phần tại Facebook và được cho là tỷ phú trẻ tuổi nhất trên thế giới, ít hơn Zuckerberg 8 ngày tuổi.
Chris Hughes
Chris cũng là một cậu bạn cùng phòng khác của Zuckerberg trở thành người sáng lập ra Facebook.
Chris Hughes, sinh viên lịch sử và văn học tại Harvard, sau đó trở thành một trong những nhà sáng lập Facebook đầu tiên. (Ảnh: Jonathan Wiggs/The Boston Globe/ Getty).
Cậu sinh viên chuyên khoa văn học và lịch sử chuyển đến thành phố Palo Alto để tham gia xây dựng Facebook cùng các sáng lập viên khác chỉ vỏn vẹn một mùa hè vì sau đó anh quay lại trường để hoàn thành việc học tập.
Sau khi tốt nghiệp, anh trở lại California cùng các bạn bè đồng song để tiếp tục phát triển Facebook. Năm 2007 anh rời khỏi công ty Facebook để làm tình nguyện viên cho chiến dịch bầu cử tổng thống của ngài Barack Obama năm 2008.
Liệu còn những nhà sáng lập Facebook nào khác nữa không?
Hầu như mọi người chỉ biết đến nét chính về việc Facebook đã được sáng lập thế nào được khắc họa qua bộ phim Mạng Xã Hội năm 2010 tuy đó chỉ là một bộ phim tiểu thuyết hóa về những buổi đầu sơ khai của mạng xã hội này.
Nền móng ban đầu của Facebook không hề vững chãi. Mark Zuckerberg, lập trình viên máy tính cừ khôi đã được một người bạn đề xuất giúp các tiền bối Cameron, Tyler Winklevoss (song sinh) , Divya Narendra ở Havard xây dựng một mạng xã hội cho các sinh viên của trường đại học này với tên gọi Harvard Connections (Mạng kết nối Havard).
Lúc ban đầu, Mark dễ dàng chấp nhận giúp đỡ họ và hăng hái bảo họ rằng đó là một ý tưởng hay và sẽ không mất nhiều thời gian.
Anh em song sinh nhà Winklevoss (Cameron và Tyler) sáng lập ra mạng Harvard Connection, sau đó gọi là ConnectU từng kiện Facebook ăn cắp ý tưởng gốc của họ. (Ảnh: Angela Weiss/AFP/Getty).
Tuy nhiên, một vài thứ đã thay đổi với Zuckerberg. Anh quyết định hủy bỏ dự án Harvard Connections vì bản thân đã tự tạo ra một phiên bản cho riêng mình mang tên The Facebook. Rốt cuộc, khi mạng Facebook trình làng, anh em nhà Winklevoss đã kiện Facebook vì đã vi phạm thỏa thuận và ăn cắp ý tưởng của họ. Vào quãng thời gian trước khi Mark cho ra mắt Facebook, anh đã phải thảo luận đi đến quyết định bắt anh em nhà Winklevosses phải chờ đợi để biến mạng của mình trở nên thành công hơn.
Ảnh Dustin Moskovitz 9Trais) và Mark Zuckerberg chụp năm 2004, phải dừng việc học tập để sáng lập ra một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới. (Ảnh: Justine Hunt/The Bolton Globe/Getty).
Tuy vậy, những lời cáo buộc này chưa bao giờ được chấp nhận trước tòa và việc kiện tụng này cũng lắng xuống. Năm 2008, anh em nhà Winklevoss tiếp tục chống án và sự việc vẫn tiếp diễn.